Danh sách 22 quận huyện ở Sài Gòn [Cập nhật 2024]

Thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh được biết đến là thành phố TW lớn mạnh và không ngừng phát triển để đưa trở thành siêu đô thị trong tương lai gần. Danh sách 22 quận huyện ở Sài Gòn trong dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phố lớn nhất Việt Nam.

Danh sách 22 quận huyện ở Sài Gòn

I. Tổng quan 22 quận huyện Sài Gòn

Thành phố Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 5 thành phố trực thuộc Trung Ương của đất nước Việt Nam và là Thành phố lớn nhất của đất nước. Tổng diện tích thành phố Sài Gòn khoảng 2.061 km2, dân số tính đến năm 01/2023 là 9.3 triệu người. Với một quy mô thành phố lớn, Sài Gòn được chia thành 22 Quận Huyện và Thành phố. Bao gồm: 1 Thành phố, 16 Quận và 05 Huyện.

Tổng quan 22 quận huyện Sài Gòn

Thành phố Thủ Đức được thành lập dựa trên nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội vào ngày 01/01/2021. Theo như nghị quyết, Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức sẽ hợp nhất thành Thành phố Thủ Đức. Như vậy, từ 24 quận huyện, thành phố Sài Gòn nay chỉ còn 22 Quận, Huyện và Thành phố.

II. Danh sách 22 quận huyện Sài Gòn – TP. HCM mới nhất

1. Thành Phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức có diện tích 211.5 km2, dân số khoảng hơn 1 triệu người. Nếu xét về quy mô dân số và diện tích thì thành phố Thủ Đức chiếm khoảng 10% của thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về GDP thì thành phố Thủ Đức chiếm tới 30, tương đương với 4-5% GDP của cả nước.

Thành Phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức tập trung rất nhiều mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế của đất nước như: Khu công nghệ cao, Làng Đại học, Trung tâm Thủ Thiêm…. Thành phố Thủ Đức luôn dẫn đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thành phố Thủ Đức chia thành 34 phường:

An Khánh

Hiệp Bình Chánh

Long Bình

Tam Bình

An Lợi Đông

Hiệp Bình Phước

Long Phước

Tam Phú

An Phú

Hiệp Phú

Long Thạnh Mỹ

Tăng Nhơn Phú A

Bình Chiểu

Linh Chiểu

Long Trường

Tăng Nhơn Phú B

Bình Thọ

Linh Đông

Phú Hữu

Tân Phú

Bình Trưng Đông

Linh Tây

Phước Bình

Thảo Điền

Bình Trưng Tây

Linh Trung

Phước Long A

Thạnh Mỹ Lợi

Cát Lái

Linh Xuân

Phước Long B

Thủ Thiêm

Trường Thạnh

Trường Thọ

2. Quận 1

Quận 1

Quận 1 có vị trí đắc địa tại thành phố Sài Gòn và được hợp nhất từ Quận Nhất – Quận Nhì (Sài Gòn cũ) vào năm 1976. Trong thời đại phát triển, Quận 1 luôn vươn mình, có những bước chuyển biến lớn lao trong xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa xã hội.

Quận 1 chia thành 10 phường:

Bến Nghé

Đa Kao

Nguyễn Thái Bình

Tân Định

Cầu Kho

Cô Giang

Phạm Ngũ Lão

Nguyễn Cư Trinh

Cầu Ông Lãnh

Bến Thành

3. Quận 3

Quận 3

Quận 3 được biết đến là một trong những khu vực phồn hoa của thành phố Sài Gòn và nằm ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Quận 3 có rất nhiều trường đại học nổi tiếng như: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh,… và các trường THPT được thành lập từ thời Pháp thuộc: THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Marie Curie,…

Quận 3 chia thành 14 phường:

Phường 1

Phường 5

Phường 9

Phường 13

Phường 2

Phường 6

Phường 10

Phường 14

Phường 3

Phường 7

Phường 11

Phường 4

Phường 8

Phường 12

4. Quận 4

Quận 4

Quận 4 đang hòa nhập vào thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đang tiến hành giải tỏa hơn 20% quỹ đất để quy hoạch chung cư cao cấp. Người ta luôn truyền tai nhau rằng “Nhất quận 4 nhì quận 8” vào những thập niên 90, đây cũng nhằm ám chỉ độ phức tạp lẫn giang hồ của cả hai khu vực trong Sài Gòn. Đến nay, Quận 4 đã thay đổi tích cực, tập trung vào phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Quận 4 chia thành 15 phường:

Phường 1

Phường 6

Phường 13

Phường 2

Phường 8

Phường 14

Phường 3

Phường 9

Phường 15

Phường 4

Phường 10

Phường 16

Phường 5

Phường 12

Phường 18

5. Quận 5

Quận 5

Quận 5 của thành phố Sài Gòn là nơi tập trung của cộng đồng người Hoa đông nhất. Đến với Quận 5 bạn sẽ choáng ngợp bởi rất nhiều nhà hàng, khách sạn mang đậm phong cách và hương vị Trung Hoa. Người ta thường có câu “Ăn quận 5, nằm quận 3” – nhằm chỉ các hàng ăn tại quận 5 rất ngon và hấp dẫn.

Quận 5 chia thành 15 phường theo số thứ tự từ 1 đến 15: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15.

6. Quận 6

Quận 6

Quận 6 nằm trong khu vực nội thành của trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và nổi tiếng với chợ Bình Tây – Chợ Lớn Sài Gòn. Khu vực Chợ Lớn được xem là khu vực trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa tại Việt Nam. Chợ Lớn Sài Gòn được hầu hết mọi người biết đến, đặc biệt nơi đây còn là bối cảnh chính của bộ phim Bụi đời Chợ Lớn nổi tiếng một thời.

Quận 6 chia thành 14 phường theo thứ tự từ 1 đến 14: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14.

7. Quận 7

Quận 7

Quận 7 góp phần quan trọng vào việc phát triển của thành phố Sài Gòn vì đây chính là cầu nối của khu vực biển Đông với thế giới. Quận 7 xa hoa với rất nhiều khu biệt thự, chung cư cao cấp, cửa hàng, quán ăn hấp dẫn. Khi chọn địa điểm du lịch, nhiều người yêu thích Quận 7 với rất nhiều điều thú vị.

Quận 7 chia thành 10 phường:

Bình Thuận

Tân Hưng

Tân Phú

Tân Thuận Tây

Phú Mỹ

Tân Kiểng

Tân Quy

Phú Thuận

Tân Phong

Tân Thuận Đông

8. Quận 8

Quận 8

Quận 8 trong lịch sử đã có từ 300 năm trước cùng với lịch sử vùng đất Gia Định nổi tiếng một thời. Đến nay, Quận 8 đang hòa mình vào sự phát triển chung của thành phố Sài Gòn xa hoa và lộng lẫy.

Quận 8 được chia thành 16 phường theo thứ tự từ 1 đến 16: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15, Phường 16.

9. Quận 10

Quận 10

Quận 10 nổi tiếng với rất nhiều trung tâm thương mại và có vị trí giao thông vô cùng thuận lợi. Khu vực Quận 10 chính là sự giao thoa của trung tâm thành phố và ngoại thành cùng các khu vực lân cận. Quận 10 có nền giáo dục mạnh mẽ với hơn 30 trường mầm non, 11 trường trung học và 9 trường phổ thông.

Quận 10 được chia thành 15 phường theo thứ tự từ 1 đến 15: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15.

10. Quận 11

Quận 11

Quận 11 được rất nhiều bạn trẻ yêu thích vì nơi đây có rất nhiều tổ hợp khu vui chơi, du lịch, thương mại. Hiện nay, Quận 11 đang phát triển ngoài mức kỳ vọng và ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với Sài Gòn.

Quận 11 được chia thành 16 phường theo thứ tự từ 1 đến 16: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15, Phường 16.

11. Quận 12

Quận 12

Quận 12 nằm song song với Quốc lộ 1A và có tuyến giao thông quan trọng của thành phố cũng như cả nước. Quận 12 nổi tiếng với rất nhiều trung tâm thương mại và mua sắm, các khu cao ốc, căn hộ cao cấp, chung cư cao cấp mọc lên nhanh chóng làm cho dân cư chuyển đến ngày càng nhiều.

Quận 12 được chia thành 11 phường:

An Phú Đông

Thạnh Lộc

Thạnh Xuân

Tân Hưng Thuận

Đông Hưng Thuận

Tân Thới Nhất

Thới An

Tân Chánh Hiệp

Hiệp Thành

Tân Thới Hiệp

Trung Mỹ Tây

12. Quận Bình Tân

Quận Bình Tân

Quận Bình Tân có mặt từ năm 2003 theo Nghị định 130/2003/NĐ-CP. Quận Bình Tân hiện nay hầu như không còn đất nông nghiệp do tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh. Toàn bộ nền kinh tế của quận Bình Tân đều hướng đến.

Quận Bình Tân được chia thành 10 phường:

An Lạc

Bình Hưng Hòa A

Bình Trị Đông A

Tân Tạo A

An Lạc A

Bình Hưng Hòa B

Bình Trị Đông B

Bình Hưng Hòa

Bình Trị Đông

Tân Tạo

13. Quận Tân Bình

Quận Tân Bình

Quận Tân Bình có bề dày lịch sử từ thời chúa Nguyễn và chính thức được thành lập từ năm 1957, lúc đó quận Tân Bình còn thuộc tỉnh Gia Định. Quận Tân Bình đã trải qua nhiều lần sáp nhập và điều chỉnh khác nhau. Quận Tân Bình chủ yếu vào tập trung phát triển công nghiệp.

Quận Tân Bình được chia thành 15 phường theo thứ tự từ 1 đến 15: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15.

14. Quận Tân Phú

Quận Tân Phú

Quận Tân Phú phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ thúc đẩy kinh tế và thế mạnh chính là sản xuất công nghiệp. Bên cạnh việc thúc đẩy kinh tế, quận Tân Phú có rất nhiều trung tâm thương mại, cơ sở hạ tầng phát triển và được chú trọng đầu tư.

Quận Tân Phú được chia thành 10 phường:

Tây Thạnh

Tân Thành

Hòa Thạnh

Phú Trung

Tân Sơn Nhì

Phú Thọ Hòa

Hiệp Tân

Tân Quý

Sơn Kỳ

Phú Thạnh

Tân Thới Hòa

15. Quận Phú Nhuận

Quận Phú Nhuận

Quận Phú Nhuận có vị thế quan trọng giữa lòng TP.HCM và nổi tiếng với các di tích lịch sử - văn hóa lâu đời. Phú Nhuận còn được xem là một trung tâm hành chính – khu vực kinh tế quan trọng của Sài Gòn.

Quận Phú Nhuận được chia thành 13 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 13, Phường 15, Phường 17.

16. Quận Bình Thạnh

Quận Bình Thạnh

Quận Bình Thạnh là cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố và giáp với nội đô của trung tâm Sài Gòn. Quận Bình Thạnh phát triển mạnh mẽ, ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội và đẩy mạnh phát triển đô thị, đẩy nhanh đô thị hóa….

Quận Bình Thạnh được chia thành 20 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15, Phường 17, Phường 19, Phường 21, Phường 22, Phường 24, Phường 25, Phường 26, Phường 27, Phường 28.

17. Quận Gò Vấp

Quận Gò Vấp

Quận Gò Vấp bắt nguồn từ tên gọi địa hình của mảnh đất trước đây là gò đất, dễ bị trượt ngã và được đặt tên thành Gò Vấp từ đó đến nay. Quận Gò Vấp tập trung phát triển mạnh các trung tâm hành chính, quận huyện và khu công nghiệp, khu công viên và dân cư.

Quận Gò Vấp được chia thành thành 16 phường: Phường 1, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15, Phường 16, Phường 17.

18. Huyện Cần Giờ

Huyện Cần Giờ

Huyện Cần Giờ là huyện duy nhất của thành phố Sài Gòn giáp biển, nằm ở phía Đông Nam thuộc khu vực Đông Nam Bộ. Huyện cần giờ giáp biển Đông, nơi đây có rừng ngập mặn và hệ sống kênh rạch dày đặc.

Huyện Cần Giờ được chia thành 6 xã:

Bình Khánh

An Thời Đông

Lý Nhơn

Thạnh An

Tam Thôn Hiệp

Long Hòa

19. Huyện Củ Chi

Huyện Củ Chi

Huyện Củ Chi nổi tiếng với Địa đạo Củ Chi – Lá chắn thép trong việc cản trở giặc ngoại xâm Pháp, Mỹ và được xem là công trình dưới lòng đất kỳ công nhất.
Huyện Củ Chi được chia thành 6 xã:

Tân An Hội

Thái Mỹ

Phước Vĩnh Ninh

Tân Phú Trung

Phước Hiệp

Trung Lập

20. Huyện Hóc Môn

Huyện Hóc Môn

Huyện Hóc Môn nằm ở cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống giao thông thuận tiện. Hiện nay, quá trình đô thị hóa tại huyện Hóc Môn diễn ra nhanh chóng, dân cư ngày càng chuyển tới nhiều hơn.

Huyện Hóc Môn được chia thành 11 xã:

Đông Thạnh

Tân Xuân

Thời Tam Thôn

Xuân Thới Thượng

Bà Điểm

Tân Hiệp

Trung Chánh

Xuân Thời Đông

Nhị Bình

Tân Thới Nhì

Xuân Thới Sơn

21. Huyện Nhà Bè

Huyện Nhà Bè

Huyện Nhà Bè có hệ thống sông ngòi và kênh rạch dày đặc, giao thông ở đây phát triển tương đối nhanh để giúp cho quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn.

Huyện Nhà Bè được chia thành 6 xã:

Hiệp Phước

Nhơn Đức

Phước Kiển

Phước Lộc

Long Thới

Phú Xuân

22. Huyện Bình Chánh

Huyện Bình Chánh

Huyện Bình Chánh đang đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa để phục vụ cho việc ổn đinh cư dân, tăng thêm khả năng phát triển kinh tế. Bình Chánh là khu vực có nhiều kênh rạch, nhất là ở phía Nam, Tây Nam, tạo thành tuyến đường thủy quan trọng trong thành phố.

Huyện Bình Chánh được chia thành 15 xã:

An Phú Tây

Đa Phước

Phong Phú

Tân Quý Tây

Bình Chánh

Hưng Long

Qui Đức

Vĩnh Lộc A

Bình Hưng

Lê Minh Xuân

Tân Kiên

Vĩnh Lộc B

Bình Lợi

Phạm Văn Hai

Tân Nhựt

Trên bài viết là danh sách các quận, huyện thuộc thành phố Sài Gòn theo cập nhật mới nhất hiện nay. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Viết bình luận